Rác cũng là tài nguyên
Hằng ngày, mỗi người trong chúng ta đầu thải ra một lượng rác nhất định. Nếu chúng ta biết cách tận dụng hoặc phân loại nó thì rất nhiều trong số đó sẽ biến thành một nguồn tài nguyên.
Một ví dụ điển hình là việc đôt rơm rạ vào cuối mùa thu hoạch.
Ở miền bắc sau khi nông dân thu hoạch lúa, số lượng rơm rạ còn lại là một con số khổng lồ và cách nông dân xử lí chúng là đem đốt. Khói đốt rơm rạ ảnh hưởng đến tầm nhìn của phi công khi cất hạ cánh, uy hiếp hoạt động bay... khói đốt rơm rạ còn khiến chất lượng không khí giảm xuống mức thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trái ngược với miền bắc, ở Đồng bằng sông Cửu Long lượng rơm rạ sau khi thu hoạch sẽ được nông dân bán lại cho các thương lái để làm thức ăn gia súc, phân bón, làm nguyên liệu trồng nấm rơm đem lại nguồn lợi ích kinh tế rất lớn cho nông dân và còn giải quyết bài toán về môi trường.
Qua ví dụ trên mỗi người trong chúng ta hãy chung tay để bảo vệ môi trường bằng các hảnh động như
- Không vứt rác bừa bãi.
- Cố gắng tái sử dụng các vật dụng trong nhà. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu bằng các video có trên internet hướng dẫn tái sử dụng các vật dụng tưởng chừng là bỏ đi.
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các vật phẩm sử dụng một lần.
- Phân loại rác thải tại nguồn.để dễ dàng tái chế.
Rác thải chỉ là tài nguyên khi mỗi người trong chúng ta tự giác phân loại rác, bỏ đúng nơi. Ngược lại, đó chính là gánh nặng không chỉ cho chúng ta mà cả con cháu sau này.
P/S: Nếu bạn đang sử dụng nước đóng chai phân phối bởi công ty Đại Thủy thì hãy nhớ vứt vào thùng rác bạn nhé.